“Quân nhân phải biết võ, phải biết văn, võ là như tay phải, văn là như tay trái của quân nhân. Biết võ, biết văn, mới là quân nhân hoàn toàn. Muốn biết thì phải thi đua học. Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”
Là lời trong thư gửi “Quân nhân học báo”, là tập san chuyên hướng dẫn bộ đội ta học tập văn hoá, được xuất bản tại Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào toàn dân, toàn quân xóa nạn mù chữ. Hưởng ứng và thực hiện lời kêu gọi của Người, các đơn vị bộ đội đã phát động phong trào bộ đội tích cực học tập, xóa nạn mù chữ, với tinh thần người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ, người biết nhiều, dạy cho người biết ít, giúp các binh sĩ đều biết đọc, biết viết để diệt giặc dốt, để phục vụ quân đội, phục vụ kháng chiến. Theo Bác, địch dốt nát giúp cho địch ngoại xâm. Địch ngoại xâm dựa vào địch dốt nát để thi hành chiến lược ngu dân. Đối với cán bộ, chiến sĩ quân đội, cùng với việc học chữ, còn phải tích cực học tập quân sự, nâng cao trình độ kỹ chiến thuật, rèn luyện thể lực để đủ sức khỏe, bản lĩnh chiến đấu, chiến thắng địch.
Lời động viên, khen ngợi của Bác đã kịp thời cổ vũ, động viên tinh thần tích cực học tập văn hóa của cán bộ, chiến sĩ trong quân đội, đồng thời thể hiện tư tưởng, chỉ đạo, phương châm giáo dục: Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn với chiến trường, quân sự gắn với chính trị. Theo Bác: “Một quân đội văn hay võ giỏi là một quân đội vô địch”.